Đất đai
Theo Quyết định, nội dung của Dự án là xây dựng, triển khai, quản lý,
vận hành, khai thác, cập nhật hệ thống thông tin đất đai quốc gia thống nhất
gồm các dữ liệu đất đai chuyên đề, qua các thời kỳ. Bên cạnh đó, sẽ kết nối cơ
sở dữ liệu đất đai với các ngành có nhu cầu; xây dựng các quy chế cập nhật,
khai thác, vận hành hệ thống lâu dài đảm bảo tính đồng bộ, trách nhiệm đúng
thẩm quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hệ thống từ cấp Trung ương đến các cấp
địa phương. Đồng thời, Dự án cũng sẽ tổ chức các lớp tập huấn về tích hợp dữ
liệu, an ninh bảo mật, an toàn dữ liệu, hệ thống phần mềm gốc, công cụ phát
triển, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và vận hành bảo trì hệ thống.
Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2012 đến 2018 theo quy định tại Quyết
định số 1892/QĐ-TTg, ngày 14/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành quản lý đất đai giai đoạn 2011 - 2020.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị
số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp
cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; Chỉ
thị số 05 /CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cường
biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất; thực hiện điểm 7 phần III Thông báo số 1589/TB-VPUB
ngày 25/9/2013 của Văn phòng UBND tỉnh Thông báo kết luận của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Nguyễn Đức Thanh tại phiên họp thường kỳ Ủy ban nhân dân tỉnh
tháng 9 năm 2013, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận đã quyết
định lập Đoàn công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường và trực tiếp kiểm tra,
đôn đốc công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở
dữ liệu đất đai tại địa bàn hai huyện Ninh Sơn và Bác Ái
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một công cụ quản lý quan trọng để đảm bảo cho phát triển bền
vững, nhưng thực tế công tác này thời gian qua mang tính hình thức chậm và lạc
hậu đáng kể so với tình hình sử dụng đất. Bên cạnh đó là tình hình buông lỏng
quản lý, nôn nóng, chạy theo lợi ích kinh tế ở nhiều địa phương, tự phát,
chuyển mục đích sử dụng đất tạo ra sự rối loạn trong sử dụng đất để lại tác
động xấu đến môi trường. Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa
đổi) ngày 17/6 các đại biểu Quốc hội đã có nhiều đề xuất từng bước hoàn thiện
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày
20/6/2011, Hội đồng thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức họp thẩm định Quy
hoạch sử dụng đất năm đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận .
Ngày 24/4/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Thông tư này hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường; cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính xác, nhưng ở tỉnh ta có nhiều hồ thủy lợi có diện tích vùng bán ngập (diện tích không bị ngập nước thường xuyên, thời gian bị ngập nước trong năm tùy thuộc vào quy trình vận hành của từng hồ nhưng không quá sáu (06) tháng, thời điểm ngập xác định được). Nhiều năm qua, việc quản lý, sử dụng phần diện tích đất này tại nhiều địa phương (có diện tích vùng bán ngập hồ thủy lợi) gặp nhiều khó khăn do chưa có quy định về quản lý, sử dụng đối với diện tích này. Tại cuộc họp ngày 07/3/2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo ba vấn đề lớn về quản lý đất đai.
Về tiến độ và kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSD đất): Tính đến ngày 31/12/2011, Tổng cục Quản lý đất đai đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính trên cả nước với tổng diện tích trên 25 triệu ha đất, chiếm 76% tổng diện tích cần đo đạc. Các địa phương trong cả nước đã cấp được 35.394.800 GCNQSD đất các loại với tổng diện tích 20,264 triệu ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt 85,1% diện tích, đất lâm nghiệp đạt 86,3%, đất nuôi trồng thủy sản đạt 83,8%, đất ở nông thôn đạt 79,3%, đất ở đô thị đạt 63,5%, đất chuyên dùng đạt 60,5%, đất cơ sở tôn giáo đạt 81,6%...
Ngày 20/6/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 18/2012/CT-UBND về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận QSDĐ) và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh. Nghị định nêu rõ, hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước. Việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước phải đáp ứng 3 điều kiện: Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng; có phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện trong thuyết minh tổng thể của dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định phải có phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng theo quy định. |
|
|