Hoàn thiện công nghệ chế biến nấm ăn quy mô công nghiệp (16/12/2020)
(Báo Khoa học và phát triển) Nhận
thấy thị trường đang vắng bóng các sản phẩm chế biến từ nấm, nhà cung ứng nấm
tươi Công ty TNHH hai thành viên Thực phẩm lý tưởng Việt Nam đã kết hợp với Viện
Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) nghiên cứu,
hoàn thiện công nghệ chế biến nấm trên quy mô công nghiệp. Trong vòng 18 tháng,
họ đã đưa ra thị trường 4 sản phẩm mới và chuẩn bị ra mắt sản phẩm thứ 5.
Công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể (11/12/2020)
(Báo Khoa học và phát triển) Dù mang lại lợi
nhuận kinh tế cao nhưng nghề nuôi tôm hùm đang có những tác động tiêu cực đến
môi trường biển. Để vừa đảm bảo sản lượng vừa bảo vệ môi trường, các nhà nghiên
cứu của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã nhận chuyển giao và hoàn thiện công
nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể trên bờ quy mô hàng hóa tại vùng bãi
ngang tỉnh Phú Yên.
Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chương trình nông thôn, miền núi toàn quốc giai đoạn 2016-2020 (11/12/2020)
Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến
bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025 đã tạo được điểm
sáng về ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã
hội (KT-XH) thiết thực trên địa bàn, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành
tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực nông
thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nuôi sinh khối luân trùng nước mặn phục vụ thủy sản (07/12/2020)
(Báo
Khoa học phổ thông) ThS. Nguyễn Thị Kim Liên, Trung tâm nghiên cứu
và phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho biết, quy trình nuôi sinh khối luân
trùng nước mặn phục vụ thủy sản, sử dụng bể nuôi phù hợp với điều kiện tại Cần
Giờ, giúp chủ động cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho các trại sản xuất giống
thủy sản, tránh phụ thuộc mùa vụ và vùng nuôi. Hệ thống chưng cất nước ngọt: Giải “cơn khát” trên tàu đánh cá xa bờ (07/12/2020)
(Tạp chí Khoa học và phát triển) Không chỉ có
được những bài báo quốc tế, công trình nghiên cứu của PGS.TS. Khổng Vũ Quảng ở
Viện Cơ khí động lực (trường ĐH Bách khoa HN) và cộng sự còn chế tạo thành công
hệ thống chưng cất nước ngọt tận dụng nhiệt lượng từ nước làm mát và khí thải
của động cơ đốt trong. Qua đó giải quyết được vấn đề thiếu nước ngọt cho tàu
khai thác thủy sản xa bờ và nâng cao hiệu suất nhiệt của hệ động lực trên tàu. Hệ thống nhặt rác biển thông minh (04/12/2020)
(Báo
Khoa học phổ thông) - Tại vòng chung kết
cuộc thi, các đội bảo vệ và trưng bày các sản phẩm của dự án (theo đề xuất, đặt
hàng từ các doanh nghiệp) qua đó đưa ra những ý tưởng, giải pháp độc đáo nhằm
giải quyết các thách thức về phát triển bền vững, tái chế và quản lý kho bãi
của Tập đoàn Dow Việt Nam. Dự án “Hệ thống nhặt rác biển thông minh” của đội
tuyển sinh viên Trường đại học bách khoa Đà Nẵng đã đoạt giải bảo vệ, trình bày
xuất sắc nhất khi thuyết phục được ban giám khảo và các chuyên gia của Dow Việt
Nam.
Liên kết, lan tỏa phát triển thị trường khoa học và công nghệ (04/12/2020)
(http://truyenthongkhoahoc.vn/
) Chiều 31/10, tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, Bộ KH&CN đã tổ chức Hội thảo “Tổng kết đánh giá kết quả
thực hiện Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm
2020” nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được của Chương trình và đề xuất giải
pháp phát triển KH&CN cho giai đoạn tới 2021-2030. Nghiên cứu ứng dụng Hệ thống cảnh báo sớm sạt/lở (25/11/2020)
(NASATI) Hiện tượng sạt, lở đã và đang xảy ra ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên... Sạt lở ở ĐBSCL diễn ra
ngày càng khốc liệt và dồn dập. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2020, tại TP.Cần Thơ
đã xảy ra 17 vụ sạt lở (tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019) với tổng
chiều dài hơn 1.000m, ảnh hưởng đến 37 căn nhà; trong đó có 4 căn bị sạt hoàn
toàn, thiệt hại tài sản hơn 12 tỉ đồng. Các quận, huyện xảy ra sạt lở gồm: Ninh
Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Phong Điền và Vĩnh Thạnh.
Giải pháp khắc phục tình trạng tôm nuôi chậm lớn (25/11/2020)
(Báo
Khoa học phổ thông) - Trong những năm
qua, nghề nuôi tôm nước lợ thế giới luôn phải đối phó với các loại dịch bệnh
nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng, taura hay hoại tử gan tụy, bởi những bệnh
này làm chết tôm hàng loạt chỉ sau vài ngày phát bệnh. Do đó, bên cạnh việc
phòng chống các bệnh nguy hiểm trên tôm thì việc chú ý cách phòng tránh tình
trạng tôm chậm lớn để tăng hiệu quả nuôi là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái để phun thuốc trừ sâu (23/11/2020)
(NASATI) Việc sử dụng máy bay phun thuôc trừ sâu trên các cánh đồng đang trở nên
phổ biến trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam việc áp dụng công nghệ này còn khá
mới mẻ. Việc này không chỉ nâng cao nhận thức của người dân trong ứng dụng công
nghệ vào sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần nâng chất lượng môi trường, bảo
đảm an toàn lao động. Mới đây Công ty Cổ phần Công nghệ Xelex cho biết họ đã
nghiên cứu và chế tạo máy bay không người lái dùng để phun thuốc trừ sâu trên
những cánh đồng hoa màu Việt Nam.
Hệ tri thức Việt số hóa: chương trình “Kết nối triệu con tim” (06/11/2020)
(NASATI) Sáng
ngày 1/10/2020, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị
tham gia Đề án Chính phủ “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa tổ chức Chương
trình “Kết nối triệu con tim” nhằm phát động Chiến dịch thiện nguyện trên nền tảng
số iNhandao và ra mắt các nền tảng số trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn
hóa. Hệ thống sấy hồng ngoại (06/11/2020)
(NASATI) Hệ thống sấy hồng ngoại do các nhà nghiên cứu ở Viện Máy và Dụng cụ công
nghiệp (IMI) phát triển không chỉ tạo ra sản phẩm trà táo mèo và bột chùm ngây
có giá trị dinh dưỡng cao mà còn mở ra tiềm năng ứng dụng một công nghệ sấy mới
cho ngành dược liệu ở Việt Nam.
|
|