Hệ
thống mới có mức băng thông lên đến 16,8THz (băng thông hiện tại
là 4,5THz, một số công nghệ mới là 9THz), dung lượng tăng gấp đôi, tốc độ
truyền dữ liệu đạt 178 terabits/giây,. Với tốc độ này, toàn bộ thư viện
Netflix sẽ được tải xuống trong vòng chưa đầy một giây và chỉ mất chưa đầy một
giờ để tải xuống dữ liệu tạo nên hình ảnh lỗ đen đầu tiên trên thế giới (dữ
liệu của lỗ đen phải được lưu trữ trên nửa tấn ổ cứng và được vận chuyển bằng
máy bay). Tốc độc này gần đạt tới giới hạn lý thuyết của việc truyền dữ liệu do
nhà toán học người Mỹ Claude Shannon đặt ra vào năm 1949.
Các
nhà nghiên cứu đã kết hợp các công nghệ khuếch đại khác nhau để tăng cường công
suất tín hiệu trên băng thông rộng và tối đa hóa tốc độ bằng cách phát
triển theo tiêu chuẩn Geometric Shaping mới, kết hợp tín hiệu của các mẫu, tận
dụng hiệu quả tính chất của từng bước sóng riêng lẻ (độ sáng, pha, phân
cực,...)
Lợi
ích của kỹ thuật này là có thể triển khai trên cơ sở hạ tầng hiện có với chi
phí thấp, bằng cách nâng cấp các bộ khuếch đại nằm trên các tuyến cáp quang với
khoảng cách 40-100 km mà không cần phải thay thế hoàn toàn dây cáp. Việc nâng
cấp một bộ khuếch đại chỉ tốn 16.000 £/km, trong khi lắp đặt các sợi quang
học mới ở các khu đô thị chi phí có thể lên tới 450.000 £/km.
Thành
viên nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Galdino, cho biết: "Trong khi các kết nối
trung tâm dữ liệu đám mây tiên tiến nhất hiện nay có khả năng truyền tải tới 35
terabits/giây, thì công nghệ mới sử dụng hạ tầng hiện có, tận dụng tốt hơn băng
thông cáp quang và cho phép tốc độ truyền đạt kỷ lục thế giới là 178
terabits/giây ".
Với
thực trạng lưu lượng truy cập Internet toàn cầu tăng theo cấp số nhân trong hơn
một thập kỷ qua, và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong tương
lai, sự góp mặt của những công nghệ mới là rất cần thiết. Tuy nhiên, vẫn
còn quá sớm để thương mại hóa công nghệ này.
Nghiên
cứu được công bố tại IEEE Photonics Technology Letters.
Diệu Huyền
(CESTI) - Theo Techxplore.com