Sản xuất diesel sinh học từ hộp các tông bỏ đi (07/01/2021)
Khí thải từ các phương tiện sử dụng nhiên liệu
hóa thạch, đặc biệt là các phương tiện chạy bằng nhiên liệu diesel, được biết
đến là nguồn chính gây ra bụi mịn và khí nhà kính. Sử dụng diesel sinh học thay
cho diesel là phương thức hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu do khí nhà
kính gây ra, đồng thời giảm phát thải bụi mịn. Tuy nhiên, phương thức sản xuất
diesel sinh học hiện nay thông qua chế biến hóa học dầu thực vật hoặc dầu ăn
phế thải như dầu cọ hoặc dầu đậu nành, còn hạn chế do nguồn nguyên liệu thô
không đáng tin cậy.
Công nghệ học máy dự đoán thuộc tính của các thiết bị quang điện hữu cơ (07/01/2021)
Các nhà nghiên cứu tại ARC Centre of
Excellence in Exciton Science đã nghiên cứu thành công mô hình học máy mới
dự đoán hiệu suất chuyển đổi năng lượng (PCE) của các vật liệu có thể được sử dụng
trong pin mặt trời hữu cơ thế hệ tiếp theo, bao gồm cả các hợp chất 'ảo' chưa tồn
tại.
Chế tạo máy chụp cộng hưởng từ não có thể di động với giá thành rẻ (07/01/2021)
Khi nói đến chụp cộng hưởng từ não để đánh giá
chấn thương ở đầu, phát hiện ung thư não và thực hiện nhiều xét nghiệm khác,
thì chụp cộng hưởng từ (MRI) là lựa chọn tốt nhất, nhưng máy MRI có giá thành
đắt đỏ, cần đến hạ tầng đặc biệt và không di động. Giờ đây, một nhóm nghiên cứu
tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã chế tạo được máy MRI "chỉ dành cho đầu" có giá thành
rẻ, công suất thấp, nhỏ gọn, di động để gắn trong xe cứu thương, có thể đẩy vào
phòng bệnh, đưa vào phòng khám tư hoặc bệnh viện bằng bánh xe. Nghiên cứu đã
được công bố trên tạp chí Nature
Biomedical Engineering.
Protein điều chỉnh tình trạng viêm trong xơ vữa động mạch (07/01/2021)
Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại
Đại học Örebro - Thụy Điển được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports, cho biết protein
CARD8 điều chỉnh một số protein gây viêm ở những người bị xơ vữa động mạch.
Các nhà nghiên cứu Úc phát triển công nghệ laser có khả năng kiểm soát nơi sét đánh (16/12/2020)
Các nhà nghiên cứu Australia đã phát triển công nghệ laser có khả năng
kiểm soát nơi sét đánh xuống mặt đất. Nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà nghiên
cứu từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) và Đại học New South Wales (UNSW) Canberra dẫn
đầu đã cho biết rằng họ đã đi tiên phong trong công nghệ chùm tia laser có khả
năng kiểm soát đường đi và hướng của tia sét trước khi nó tấn công.
Chip máy tính hai đầu mới (16/12/2020)
Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm LANES (Laboratory of Nanoscale
Electronics and Structures) của Trường Đại học Bách khoa Lozanna (Thụy Sĩ) đã
phát triển một chip máy tính mới, kết hợp hai chức năng tính toán logic và lưu
trữ dữ liệu vào một đơn vị duy nhất, cho phép tạo ra các thiết bị nhỏ hơn,
nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.
Kiểm tra thính giác có thể phát hiện chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh (16/12/2020)
Trong nhiều năm qua, đã có một số nghiên cứu về thính giác và hệ thống
giác quan của người lớn và trẻ em mắc chứng tự kỷ so với trẻ em hoặc người lớn
không mắc. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Miami và Đại học Y Harvard, đã khám
phá ra những phản ứng đối với bài kiểm tra thính giác tiêu chuẩn được thực hiện
cho hàng triệu trẻ sơ sinh trên khắp thế giới, và họ đang nghiên cứu cách để
phát hiện dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ; từ khi mới sinh.
Công nghiệp hydro (07/12/2020)
Hydro được sử dụng làm nhiên liệu đốt trực tiếp trong các động cơ đốt
trong và turbine khí từ thế kỷ 19; từ lâu đã là nguyên liệu đầu vào cho nhiều
ngành công nghiệp hóa chất như sản xuất ammonia, phân bón, methanol, lọc dầu,
luyện kim, mỹ phẩm,…Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, thế kỷ 21 được
dự báo sẽ là thế kỷ của hydro. Theo dõi quỹ đạo bay của các giọt bắn bay hơi sau khi ho (07/12/2020)
Đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn khiến nhiều nhà
khoa học nghiên cứu về sự lan truyền của các giọt bắn trong không khí trong các
điều kiện và môi trường khác nhau. Các nghiên cứu mới nhất kết hợp những khía
cạnh quan trọng về tính chất vật lý của chất lỏng để nâng cao hiểu biết về sự
lan truyền của virus.
|
|